Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 

 

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEMVIEWER

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEMVIEWER EmptyTue Jun 22, 2010 2:55 pm

»»—NCT—»
Hé lô ^^! Mai nem y »»—NCT—»
Level - 7

Level - 7

Lý lịch
 

Bài gửiTiêu đề: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEMVIEWER

 
Hướng dẫn cài đặt và sử dụngTeamViewer
Một ngày người quen của tôi đã nhờ tôi giúp đỡ việc sửa chữa sự cố
máy tính cho họ, tuy nhiên rằng khoảng cách địa lý giữa chúng tôi rất
xa khiến cho tôi không thể đến được. Tôi đã hướng dẫn họ cài đặt phần
mềm TeamViewer để có thể sửa chữa, khắc phục sự cố do virus, lỗi các
thiết đặt trên đó bằng một phần mềm rất đơn giản là TeamViewer. Không
những thế, đối với phần mềm này thì lúc đi làm tôi cũng có thể truy cập
được đối với chiếc máy tính ở nhà đang được bật của mình, và ở nhà thì
cũng truy cập được chiếc máy tính ở cơ quan mặc dù đã rời khỏi công
sở.
Và cũng
xin thú thực rằng ngoài sự giới thiệu tới bạn một phần mềm khá hay để
dùng trong trường hợp cần thiết, tôi cũng viết bài này để có thể chỉ
cho một người nào đó bạn tôi cũng có lúc cần thiết nhờ tôi tiếp tục hỗ
trợ thì chỉ cần đọc bài viết này để biết cách cài đặt TeamViewer, rồi
sau đó cung cấp ID và password cho tôi được dễ dàng mà không cần hướng
dẫn nhiều :).
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Mặc
dù đã nói sơ bộ ở trên, nhưng tôi vẫn muốn nhắc lại về mục đích sử dụng
của TeamViewer một cách kỹ lưỡng hơn trước khi bạn muốn đọc bài hoặc
thấy thú vị mà cài đặt nó vào máy tính của mình. Ở đây có thể có các
liệt kê về trường hợp sử dụng hoặc các kịch bản như sau: Khi
cần hỗ trợ từ xa
Đó là trường hợp mà tôi đã nói ở phần đâu
tiên của bài này. Khi mà tôi muốn giúp đỡ một người bạn về việc thiết
lập vài thứ trên máy tính của họ trong điều kiện hai máy tính rất xa
nhau (giả sử như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đi, cho đỡ đến được), tôi
có thể thực hiện theo cách truyền thống thông thường: Gọi điện thoại
cho bạn tôi và nói cách thao tác. Hic, cách này không ổn cho lắm khi mà
tôi không thể nhìn thấy người bạn tôi đã thực hiện theo cách tôi hướng
dẫn như thế nào do đó kết quả không đạt được. Không những thế, những
trường hợp khác xảy ra không như tôi nghĩ đối với một chiếc máy tính xa
lạ mà tôi chưa lường trước được nên không thể hiểu được thông báo lỗi
hay những gì đang diễn ra trên chiếc máy tính đó. Vậy thì tốt
nhất là gì? Đến máy tính đó và làm những gì mình muốn - Nhưng điều đó
không ổn vì khoảng cách quá xa. Không sao, có một cách nữa là kết nối và
điều khiển từ xa chiếc máy tính đó. Kiểm soát máy tính từ xa
TeamViewer dùng để điều khiển từ xa, nhưng nếu như bạn không điều
khiển vào chúng nữa mà chỉ dùng nó để xem người sử dụng máy tính ở xa
đang sử dụng máy tính với các ứng dụng nào, duyệt các trang web
nào...là cách mà kiểm soát máy tính từ xa. Như vậy bạn có thể kiểm soát
con cái mình sử dụng máy tính làm gì ... với điều kiện là chúng ít
hiểu biết về tin học để có thể biết rằng có người đang theo dõi chúng.
Khi mà bạn đang làm việc ở công sở lại muốn lấy một tập tin ở nhà
mình thì sao? Có thể nhờ một người nào đó ở nhà hiểu biết đôi chút về
máy tính rồi, tuy nhiên lúc đó nhỡ không có ai ở nhà mà có thể rành về
gửi mail tập tin cho bạn được? Vậy là tốt nhất chỉ nhờ việc bấm một nút
Power của máy tính, nhập mật khẩu, khởi động phần mềm TeamViewer cho
bạn lấy tập tin một cách dễ dàng - việc đó thì có thể chắc rằng người
khác cũng làm được. ...Một số điểm hay ở TeamViewer Đó
là những phần lý do mà bạn có thể sử dụng TeamViewer cho mục đích của
mình, còn nếu như bạn còn thắc mắc rằng tại sao lại sử dụng TeamViewer,
có các phần mềm nào khác nữa hay không cho việc điều khiển từ xa như
vậy? Dưới đây là một số đặc điểm có được của TeamViewer mà có lẽ qua đó
bạn sẽ thấy một số ưu điểm của nó so với phần mềm khác có tính năng
tương tự.

  • Có phiên bản miễn phí với những tính năng cơ bản
    được đáp ứng - đó là một lợi thế số một so sánh với một số phần mềm
    khác có cùng chức năng. Thông thường thì một số phần mềm có một số
    phiên bản: bản thương mại với đầy đủ tính năng, bản dùng thử chỉ được
    sử dụng giới hạn trong một thời gian ngắn và bản miễn phí (nếu có) thì
    giới hạn nhiều tính năng. Với TeamViewer thì bản miễn phí đã đáp ứng
    được rất tốt đối với những người sử dụng thông thường.
  • TeamViewer
    dễ dàng điều khiển đối với những máy tính được nằm sau tường lửa
    (firewall) hoặc các proxy. Đây là một sự khác biệt khá rõ nét đối với
    các phần mềm điều khiển máy tính từ xa khác: Thay vì phải khai báo hoặc
    thiết lập trong hệ thống tường lửa của máy tính được điều khiển (hoặc
    hệ thống bảo mật của hệ thống công ty/doanh nghiệp) để các phần mềm
    điều khiển từ xa hoạt động thì TeamViewer có thể hoạt động xuyên qua
    chúng, do đó rất phù hợp đối với những người sử dụng không chuyên, có
    ít kiến thức về hệ thống mạng máy tính.
  • Có thể truyền tập tin
    giữa hai máy tính (file transfer).
  • TeamViewer không những cho
    phép bạn chỉ điều khiển trên cùng một hệ thống tương tự (ví dụ như máy
    điều khiển sử dụng hệ điều hành Windows, máy bị điều khiển cũng tương
    tự như vậy mà sử dụng hệ điều hành Windows) mà còn cho phép điều khiển
    giữa các hệ điều hành khác nhau: Như máy tính điều khiển sử dụng
    Windows, nhưng máy tính bị điều khiển lại đang sử dụng Mac[1]. Tuy nhiên tính
    năng điều khiển đối với đa hệ điều hành khác nhau này chỉ có ở các
    phiên bản thương mại (trả phí sử dụng).
Những phần trên
chỉ là một vài ý chính, TeamViewer còn nhiều tính năng nhiều hơn như
thế nữa. CÀI ĐẶT TEAM VIEWER

[You must be registered and logged in to see this image.]

CÀI ĐẶT TEAM VIEWER

[You must be registered and logged in to see this link.]
Chữ ký điện tử của tập tin cài đặt TeamViewer
khẳng định nó là tập tin đúng, không bị sửa đổi[You must be registered and logged in to see this link.]
Có lẽ rằng mục này chuyên dành cho người không thạo máy tính: Việc
cài đặt thường đơn giản đối với những người đã sử dụng nhiều, có kinh
nghiệm đối với những hành động như thế. Phần này sẽ có ích đối với tôi
khi mà tôi bảo bạn tôi rằng hãy đọc bài này, ở địa chỉ này và nếu không
có thời gian đọc từ phần đầu tiên ở trên thì có thể nhảy cóc đến mục
này mà đọc cách thực hiện. Đơn giản thế thôi, và phần này tôi thề rằng
sẽ không nói dông dài như phần trên đâu. Trước hết là bạn tải về
phiên bản TeamViewer mới nhất từ website của hãng sản xuất. Không có gì
khó khăn cả, chỉ việc truy cập vào website của hãng tại [You must be registered and logged in to see this link.],
trong trang này sẽ có phần tải về cài đặt cho TeamViewer. Bạn có thể
tìm thấy một nút "Download now, It's free!" hoặc "Start Full
version - It's Free!"
hoặc cũng là liên kết đó, bạn tải theo liên
kết này:[You must be registered and logged in to see this link.].
Để đảm bảo tính an toàn, tốt nhất bạn nên tải TeamViewer tại đúng
đường dẫn liên quan đến trang [You must be registered and logged in to see this link.]
mà không nên tải từ các địa chỉ khác (mà điều này cũng nên áp dụng đối
với tất cả các phần mềm của hãng khác nữa). Tập tin cài đặt
TeamViewer có dung lượng khoảng gần 2 MB. Các tập tin bộ cài đặt của
TeamViewer đều có chữ ký điện tử (Digital Signature). Để kiểm tra về chữ
ký điện tử này bạn chọn chuột phải vào tập tin, chọn Properties, bạn
sẽ thấy cửa sổ Properties của tập tin hiện ra như hình minh hoạ bên
phải, ở đây bạn vào tab Digital Signature, đó chính là chữ ký điện tử.
Nếu như tập tin nào không có chữ ký điện tử (tức là không thấy tab
Digital Signature) thì tập tin đó hoặc là không được hãng phần mềm đăng
ký chữ ký điện tử hoặc là chúng đã bị làm giả (bung ra sửa đổi rồi
đóng gói lại).
Có nhiều tập tin của hệ điều hành Windows cũng như các phần mềm
quan trọng đều được đính chữ ký điện tử, bạn có thể kiểm tra mức độ an
toàn khi mà có các chứng nhận này.
Hoạt động
cài đặt bắt đầu được tiến hành theo các bước như sau: 1. Chạy
tập tin TeamViewer_Setup.exe
tại thư mục mà bạn vừa tải về, khi này
một cửa sổ hiện ra như hình dưới đây:[You must be registered and logged in to see this image.]Trong phần Usage có hai lựa chọn:

  • Install: Dùng
    cho cài đặt, bạn đang thực hiện theo cách này như hướng dẫn, tuy nhiên
    trong một số trường hợp khác thì không nhất thiết phải lựa chọn (trường
    hợp như phần dưới).
  • Run: Dùng cho việc trực tiếp chạy
    mà không cần cài đặt, nó giống như việc dùng một lần rồi bỏ.

Nếu như lựa chọn cài đặt, bạn nên đánh dấu vào ô kiểm "Show advanced
settings" để có thêm các lựa chọn mở rộng trong lần cài đặt này. Sau
khi thiết lập xong ở trang này, bạn bấm Next để tiếp tục. 2.
Thiết đặt về người sử dụng:
Phần này nói đến thiết lập về
người sử dụng, chúng khá quan trọng bởi vì nó liên quan đến việc bạn
dùng TeamViewer cho mục đích nào và có phải trả chi phí cho nó hay
không.[You must be registered and logged in to see this image.]Trong phần thiết đặt này có ba lựa chọn để trả lời câu hỏi "How do
you want to user TeamViewer"
:

  • Company/Commercial
    use:
    Dùng trong công ty, doanh nghiệp: Với lựa chọn này bạn cần trả
    tiền cho sự sử dụng TeamViewer bởi vì có thể thông qua việc sử dụng
    phần mềm này đã làm trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh lợi nhuận cho
    công ty/doanh nghiệp. Giá thành của lựa chọn này là khá cao: 249 USD cho
    thời gian sử dụng 6 tháng![2].
  • Personal/Non-Commercial user: Dùng cho cá nhân, không
    thương mại. Với lựa chọn này bạn có thể dụng TeamViewer một cách miễn
    phí. Tất nhiên rằng khi bạn sử dụng TeamViewer miễn phí thì một số tinh
    năng sẽ bị hạn chế hơn so với phiên bản thương mại.
  • Both
    of the above:
    Cả hai lựa chọn trên: Có nghĩa rằng bạn có thể dùng
    cho công ty và cả việc dùng cho cá nhân không phát sinh lợi nhuận. Tôi
    không rõ lắm về lựa chọn này, tuy nhiên chúng chắc chắn rằng vẫn phải
    trả phí rồi!
Nếu đúng là bạn sử dụng TeamViewer cho mục
đích nghiệp dư, tìm hiểu, giúp đỡ bạn bè....tức là không hành nghề của
mình thông qua phần mềm này, không sử dụng nó tạo ra lợi nhuận đáng kể
thì bạn chọn lựa chọn thứ 2 (Personal/Non-Commercial user). Sau lựa
chọn này bạn bấm Next. 3. Thoả thuận về điều khoản sử dụng
Trong bất kỳ phần mềm nào cũng có sự thoả thuận sử dụng hoặc các
điều kiện sử dụng, cấp phép bản quyền ... gì đó trước khi tiến hành sử
dụng. Bạn cần đọc kỹ chúng để xem có nên tiếp tục sử dụng phần mềm này
hay không. Đa phần rằng chúng ta coi thường các hành động này, nếu
chẳng may có một sự cố hoặc thiệt hại xảy ra đối với việc sử dụng bạn
sẽ không thể kiện được hãng cung cấp phần mềm bởi vì đã chấp nhận các
điều kiện sử dụng đối với nó.[You must be registered and logged in to see this image.]Do phần trước đó bạn có thể đã chọn vào mục đích sử dụng cho cá nhân,
phi lợi nhuận nên ở đây ngoài chấp nhận theo giấy phép thoả thuận, bạn
còn phải chấp nhận một lần nữa về việc sử dụng cho cá nhân và phi lợi
nhuận. Nếu bạn chấp nhận, bạn click chuột vào hai ô "I accept
the terms in the License Agreement"
"I agree that I will only
use TeamViewer for non-commercial and private use"
rồi tiếp tục
bấm vào nút Next. 4. Kiểu cài đặt[You must be registered and logged in to see this image.]Phần Installation Type này có hai lựa chọn:

  • Normal
    installation:
    Đây là chế độ mặc định. Đây là cách cài đặt cho việc
    sử dụng TeamViewer không thường xuyên, phù hợp với sự hỗ trợ trong thời
    gian không liên tục trong thời gian ngắn. Ở chế độ này mỗi lần sử dụng
    TeamViewer, phần mềm sẽ tự tạo ra một mật khẩu bằng 4 con số để mời sự
    hỗ trợ từ xa.
  • Start automatically with Windows: Chế độ
    cài đặt không mặc định cho mục đích sử dụng TeamViewer một cách liên
    tục. Chế độ này không sử dụng mật khẩu ngẫu nhiên bằng số được phát
    sinh do máy chủ của TeamViewer mà sử dụng mật khẩu cố định đặt trước do
    người sử dụng. Chế độ cài đặt này bạn cần nhập mật khẩu định trước đó.
    Khi đặt mật khẩu lưu ý đến độ mạnh của chúng để đảm bảo cho việc bảo
    mật được tốt hơn, tránh rò ra mật khẩu.
Sau khi thiết đặt
một trong hai chế độ cài đặt trên hoàn thành, bạn bấm Next. 5.
Cài đặt VPN adapter
Phần này dành cho việc cài đặt một VPN
adapter. Bạn không cần cài đặt phần này cũng có thể làm việc tốt với
TeamViewer.[You must be registered and logged in to see this image.]Nếu không muốn sử dụng VPN adapter, bạn không đánh dấu vào phần "Use
TeamViewer VPN"
(mặc định nó cũng không được đánh dấu). Để tiếp
tục, bấm Next. 6. Lựa chọn thư mục cài đặt và hoàn thiện quá
trình cài đặt
Những phần này không quan trọng lắm trong quá
trình cài đặt, nó chỉ là thủ tục mà thôi. Tiếp sau bước trên,
bạn sẽ được hỏi rằng cài đặt đường dẫn đến chương trình (tức là cái
shostcut) vào thư mục nào trên menu Start của Windows. Theo mặc định nó
sẽ cài đặt vào phần Start/Programs như mọi phần mềm khác, tuy nhiên nếu
như bạn muốn shotcut nằm kỹ hơn trong một thư mục nào đó thì có thể
lựa chọn lại trong quá trình này. Lưu ý rằng đây chỉ là nơi chứa
những shotcut của nó mà thôi, các tập tin cài đặt quan trọng sẽ được
cài đặt tại thư mục X:\Program Files\TeamViewer\Version4 (trong đó X là
tên ký tự gán cho phân vùng chứa hệ điều hành của bạn)
[You must be registered and logged in to see this image.]
Sau khi hoàn tất quá trình này (nếu muốn), bạn bấm nút Install cho
quá trình cài đặt tiến hành. Thời gian cài đặt của TeamViewer rất ngắn,
hầu như trong một lát là hoàn thành, và sau đó bạn chỉ việc thực hiện
công việc cuối cùng cho quá trình cài đặt: Bấm nút Finish. SỦ
DỤNG TEAMVIEWER


Sau khi cài đặt TeamViewer, bạn khởi động
chương trình và sẽ thấy khung điều khiển chính của nó như sau:Ở đây bạn lưu ý hai phần dành cho các mục đích riêng: Phần
khung bên trái, tức là mục Wait for session chứa thông số về
chính máy tính được cài để mời người khác đến điều khiển mình. Ở đây có
hai thông số quan trọng là ID và Password được hiển thị trong khung như
hình minh hoạ. Riêng ID được cung cấp ngẫu nhiên thông qua máy chủ của
TeamViewer, còn password thì phụ thuộc vào chế độ cài đặt lúc trước:
Nếu như bạn cài đặt theo mặc định ở bước 4 thì password lúc này là bốn
con số được sinh ra ngẫu nhiên, nếu như bạn đặt password cho TeamViewer
thì pass bị ẩn đi và nó chính là những gì bạn đặt. Phần khung
bên phải: Create session là dùng để điều khiển máy khác. Ở đây
cũng có nhiều lựa chọn:

  • Remote support dùng để điều
    khiển máy khác
  • Presentation: Trình chiếu, dùng cho máy
    khác có thể xem mọi thao tác màn hình của máy của bạn. Lựa chọn này hơi
    ngược một chút so với khung này. Có thể nói là mời máy khác xem các
    thao tác diễn ra trên màn hình của mày tính cài đặt TeamViewer này.
  • File
    transfer:
    Dùng để chuyển đổi các tập tin giữa hai máy cài
    TeamViewer.
  • VPN: Mạng riêng ảo.
Tuy nhiên
phải khi nào bạn kết nối được với Internet thì mới có thể kết nối đến
các máy tính ở xa hoặc mời một kết nối đến được. Liên quan đến vấn đề
này là sự thông qua máy chủ của TeamViewer, mỗi một máy được cài
TeamViewer đều phải kết nối đối với máy chủ để biết được trạng thái ID
nào online, ở IP nào...nhờ sự dẫn dắt này của máy chủ mà hầu như việc
cài đặt với password cố định, bạn có thể kết nối với máy tính ở xa mà
không cần có người nào đó ngồi trên máy tính đó.[You must be registered and logged in to see this image.]Để biết chắc rằng TeamViewer đã được kết nối đến máy chủ hay chưa,
bạn xem biểu tượng ở góc dưới bên trái (mà tôi có khoanh tròn đỏ), nếu
như trạng thái kết nối đến máy chủ tốt thì nó hiện thành dấu một chữ V
với dòng chữ "Ready to connect (secure connection)". Trong
trường hợp không kết nối được nó sẽ là một chữ X màu đỏ với dòng chữ "Only
LAN connections are possible"
(chỉ có thể kết nối trong mạng LAN
nội bộ). Trong trường hợp mạng LAN nội bộ thì ID thay thế bằng IP của
máy được điều khiển trong mạng nội bộ. Kết nối và điều khiển
máy tính khác
Để kết nối điều khiển máy tính khác dùng
TeamViewer thì điều kiện cần thiết nhất là máy được điều khiển phải
được cài đặt TeamViewer, máy tính kết nối Internet và biết được ID của
chiếc máy tính đó cùng password tạm thời (hay lâu dài) của nó. Để
chuẩn bị cho việc này, bạn cần hướng dẫn người sử dụng máy tính được
điều khiển cài đặt phần mềm TeamViewer, đọc ID và password hiện ra trên
phần mềm này cho bạn. Đây là một công việc khó khăn đối với những
người không thành thạo với máy tính hoặc với Internet, mà đây cũng là
nguyên nhận khiến cho tôi viết entry này để một lúc nào đó chỉ cần copy
link gửi tin nhắn qua IM hoặc SMS cho họ thực hiện việc cài đặt, còn
lại chỉ việc thực hiện công việc còn lại là kết nối và hỗ trợ mà thôi.
Sau khi có các thông số về ID và password bạn tiến hành như sau:
Từ giao diện chính, trong phần Create session bạn đánh ID của
máy được điều khiển ô ID, chọn kiểu kết nối (với sự kết nối điều
khiển, bạn chọn Remote support như mặc định đã được chọn sẵn), bấm vào
nút Connect to partner. Sau đó chờ một thời gian để TeamViewer
kết nối với máy chủ của nó, xác lập một kết nối bảo mật đến máy được
điều khiển. Sau khi TeamViewer thực hiện các thủ tục một cách tự
động, một cửa sổ hiển thị màn hình của máy tính được điều khiển sẽ xuất
hiện như hình dưới đây:[You must be registered and logged in to see this image.]Và cho đến đây thì việc muốn điều khiển như thế nào thì đó là do ý
bạn. Tất cả bây giờ như bạn đang ngồi trước chiếc màn hình của máy tính
ở xa mà bạn muốn điều khiển.
Hình trên đây là một ví dụ minh hoạ về sự điều khiển
từ xa đối với hai chiếc máy tính của tôi. Máy điều khiển là laptop có
màn hình độ phân giải 1280x800 dùng ADSL của MegaVNN, máy được điều
khiển có màn hình phân giải 1440x900 dùng mạng theo dịch vụ ADSL của
Viettel. Bạn có thể thấy rằng trong khung điều khiển này thì màn hình
có kích cỡ lớn hơn sẽ nằm trong một khung hình vừa đối với màn hình nhỏ
hơn, do đó về việc khung hình thì có thể thấy nó không đáng ngại đối
với bất kỳ loại kích cỡ màn hình nào của máy được điều khiển.

Trong hình trên bạn sẽ nhận
thấy có hai Taskbar, trong đó thì taskbar phía trên là cua rmáy được
điều khiển, phía dưới là của máy điều khiển và con trỏ chuột có thể làm
việc với phần mềm đang mở trên máy được điều khiển. Bây giờ bạn sẽ cảm
nhận thấy rằng việc điều khiển một máy tính từ xa không hề khó khăn
chút nào - chúng chỉ là một màn hình trong một cửa sổ vậy thôi.
Có một điều lưu ý rằng để tối ưu sự kết nối thì hình ảnh của máy
được điều khiển chỉ hiển thị trên máy điền khiển ở độ sâu màu khoảng
8bit, như vậy là chất lượng hình ảnh sẽ xấu tệ, bạn khó có thể xem một
hình ảnh 16/24/32bit trên máy bị điều khiển một cách hoàn hảo, thay vào
đó nó giống một sơ đồ nhiệt độ toả nhiệt với loang lổ màu vì ở chế độ
8bit màu. Ngoài điều này ra thì cũng do sự tối ưu kết nối, máy tính bị
điều khiển sẽ bị vô hiệu hoá wallpaper (thành chế độ màu mặc định) cho
đến khi thoát khỏi TeamViewer được cài trên máy bị điều khiển. Truyền
các tập tin
Như phần giới thiệu đã nói, TeamViewer có chức
năng chuyển các tập tin giữa hai máy tính, thao tác thực hiện như sau:
Bạn để ý thấy ở bản TeamViewer 4 phía trên của khung hình hiển thị
màn hình máy bị điều khiển có một thanh công cụ. Để chuyển các tập tin,
bạn bấm vào nút File transfer, một cửa sổ sẽ hiện ra như hình
minh hoạ. Trong hình này thì phụ thuộc vào tốc độ Internet mà các phân
vùng, thư mục ở cọc bên phải sẽ hiển thị chậm hơm một chút nên bạn cần
lưu ý tránh cho rằng sự trao đổi tập tin không thành công. Quá
trình chuyển tập tin này có thể thực hiện theo cả hai chiều: Chiều từ
máy điều khiển đến máy bị điều khiển và ngược lại. Bạn cần mở các thư
mục ở phía nguồn, bấm vào đó rồi mở phần thư mục ở phía đích sự di
chuyển tập tin. Để chuyển các tập tin, bạn chỉ cần chọn vào chúng và
bấm vào nút có hình hai mũi tên lồng vào nhau (được khoanh tròn ở hình)
theo hướng cần chuyển của chúng. Trong khung thao tác còn có các
nút lệnh khác như: Làm tươi trang, Xoá, Tạo thư mục mới....(như hình).[You must be registered and logged in to see this image.]Trong quá trình truyền các tập tin giữa hai máy, một cửa sổ tại máy bị
điều khiển sẽ xuất hiện về trạng thái trên máy tính bị điều khiển. Có
lẽ sự xuất hiện này nhằm giúp chủ nhân của chiếc máy tính bị điều khiển
biết được có các tập tin nào được sao chép tới hoặc được copy đi.[You must be registered and logged in to see this image.]Kết hợp với thông tin về các quá trình thực hiện trên TeamViewer được
ghi lại trên các tập tin log thì có lẽ rằng máy tính được điều khiển
sẽ biết được mình được điều khiển từ những ID nào, trong thời gian nào
và trong bao nhiêu phút....Như vậy thì TeamViewer rất công khai mọi sự
điều khiển, truy cập vào máy tính từ xa, do đó hạn chế những sự truy
cập không mong muốn hoặc sử dụng vào mục đích không trong sáng (tuy
nhiên đòi hỏi người sử dụng không quá còn non nớt trong sử dụng phần
mềm và máy tính để hiểu được những thông tin được ghi lại trong tập tin
log này). Nhận biết thời điểm máy tính mình bị điều khiển
Nếu bạn dễ dàng điều khiển một máy tính khác thì cũng có lúc bạn sẽ
đặt ra câu hỏi rằng khi nào máy tính của mình bị điều khiển nếu như đã
cài đặt TeamViewer? Một trường hợp khác: Nếu như bạn nhìn thấy phần mềm
TeamViewer đã được cài đặt trong máy tính của bạn, nó cũng đã chạy ở
trong hệ thống (thông qua biểu tượng của nó đã xuất hiện trong khay
đồng hồ) thì có thể nào biết được rằng lúc đó có ai đang điều khiển máy
tính của bạn hay không? Có ai đang xem màn hình của bạn đang hiển thị
những gì mà lẽ ra chỉ mình bạn nhìn thấy hay không (trong trường hợp
người điều khiển từ xa chỉ có ý muốn xem bạn làm gì mà không điều khiển
thì sẽ khó phát hiện sự di chuyển chuột trên màn hình). Những trường
hợp này không phải là không có lý do để lo lắng, bởi vì có thể một
người nào đó muốn quan tâm hơn đến việc bạn đang làm gì thì cũng nên
phải biết điều đó. Để biết được TeamViewer đang chạy có đang được
một máy tính nào đó điều khiển hay không, bạn hãy xem hình dưới đây:[You must be registered and logged in to see this image.]Khi mà TeamViewer được một máy tính khác ở xa điều khiển, trong những
giai đoạn thiết lập kết nối và điều khiển ban đầu nó sẽ hiển thị một
bảng thông báo ở phía trên của khay đồng hồ. Quá trình này có thể diễn
ra trong một thời gian ngắn, sau đó bảng sẽ thu lại xuống phía mép của
Taskbar (hình trên, bên phải). Để xem máy tính mình có đang bị điều
khiển hay không, bạn chỉ cần nhìn vào phần khay đồng hồ này. Dấu
hiệu trên cho bạn biết được thời điểm nào máy tính bạn bị điều khiển,
do đó TeamViewer sẽ dùng cho mục đích công khai, tránh được hiện tượng
cài đặt trên các máy tính của những người ít hiểu biết về tin học để
giám sát màn hình của họ mà họ không hề hay biết. Nếu bạn mời một sự hỗ
trợ từ xa thì bạn cũng căn cứ vào các dấu hiệu trên để biết được một
phiên kết nối đã kết thúc hay chưa để có thể tiếp tục làm công việc của
mình trên máy tính mà không e ngại rằng người nào đó đang nhòm ngó
bạn. Để đảm bảo hơn, bạn nên tắt hẳn TeamViewer đi bằng cách chuột phải
vào biểu tượng TeamViewer và chọn Exit.TeamViewer Update [You must be registered and logged in to see this link.]Cũng
như các phần mềm khác thì bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra các phiên
bản mới của TeamViewer. Phiên bản mới của phần mềm thì thông thường sẽ
hoạt động tốt hơn so với phiên bản cũ, hỗ trợ hệ điều hành mới hoặc sửa
chữa các lỗi, sự cố xuất hiện, tăng cường tính bảo mật, hoặc làm tăng
thêm tính tương thích.... Để kiểm tra xem bạn đã sử dụng phiên
bản mới nhất hay chưa, bạn chỉ cần vào phần Help (như trong hình minh
hoạ bên phải), click chuột trái vào phần "Check for new version".
Nếu như phiên bản của bạn đang lỗi thời thì có thể một bảng thông báo
như sau xuất hiện:
[You must be registered and logged in to see this link.] Trong bảng này TeamViewer thông
báo rằng có một phiên bản mới (cụ thể như trong hình trên là phiên bản
4.0.5769 mới nhất) đang sẵn sàng, còn phiên bản được cài đặt trên máy
tính hiện tại là 4.0.5671, và bạn có muốn cài đặt phiên bản mới hay
không. Tất nhiên rằng tôi sẽ khuyên bạn nên nâng cấp lên phiên bản mới,
khi này bạn chỉ việc bấm vào nút Yes để TeamViewer tự động tải về phiên
bản mới và cài đặt. Sau khi cài đặt hoàn thành, bạn khởi động lại phần
mềm TeamViewer để các phiên làm việc tiếp sau đó sẽ thực hiện trên
phiên bản mới. Còn nếu như bạn kiểm tra như trên, gặp thông báo "You
version of TeamViewer is up-to-date..."
thì có nghĩa rằng phiên
bản hiện tại của bạn đã là mới nhất[You must be registered and logged in to see this link.]





 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEMVIEWER

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TEMVIEWER Footerw
Create a forum on Forumotion | rpg diễn đàn | Các trường học, Cao đẳng, Magic | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất